Phát huy thế mạnh từ nuôi tôm nước lợ

Tỉnh Sóc Trăng có thế mạnh về phát triển kinh tế thủy sản. Cụ thể, nuôi tôm nước lợ đang chuyển hướng đầu tư sang ứng dụng công nghệ cao, mở ra hướng phát triển bền vững.

Người nuôi tôm tích lũy được nhiều kinh nghiệm

Sóc Trăng nằm ở cuối sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 72 km và có chung mục tiêu với các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long là phát huy lợi thế kinh tế biển. Thủy sản của tỉnh phát triển đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Cụ thể, nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đang giữ vai trò chủ đạo, có nhiều tiềm năng phát triển.

nuôi tôm nước lợ
Nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đang giữ vai trò chủ đạo, có nhiều tiềm năng phát triển.

Nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản như: nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, sử dụng vi sinh, phủ bạt đáy,… người nuôi tôm đã nhanh chóng gặt hái được thành công, thu được hiệu quả nuôi cao.

Hàng năm, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng trên 78.000 ha. Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 trên 51.400 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng trên 37.000 ha (chiếm trên 72% diện tích thả nuôi) và tôm sú trên 14.000 ha. Sản lượng tôm nuôi năm 2020 đạt gần 188.000 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 823 triệu USD, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình nuôi tôm, nâng cao hiệu quả nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần phải luôn quan tâm đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, các bệnh tôm gây hại chủ yếu bao gồm bệnh đốm trắng (WSS), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP) và nhiều nguyên nhân khác như môi trường, thời tiết, biến đổi khí hậu.

Áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt trên 1.600 ha

Xác định phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ trọng tâm trong khâu tổ chức sản xuất, ngành nông nghiệp Sóc Trăng luôn đẩy mạnh việc thành lập, củng cố và nâng cao hoạt động cho các HTX, tổ hợp tác. Tỉnh đã triển khai quyết liệt Quyết định số 445 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thí điểm mời cán bộ trẻ về hỗ trợ HTX.

nuôi tôm nước lợ

Để giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, Sở NN & PTNT Sóc Trăng cũng khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản VietGAP, ASC,… BAP, GAP… và tại đồng thời tổ chức kết nối giữa người nuôi tôm, hợp tác xã, cơ sở nuôi tôm với các nhà máy, doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

Nhờ đó, hoạt động sản xuất, nuôi trồng tôm được hỗ trợ tốt hơn, tạo ra nguồn sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn tỉnh đã có 41 đơn vị sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, ASC, GAP, GlobalGAP, BAP) trên 1.600 ha.

Để phát huy hết thế mạnh nuôi tôm nước lợ, tỉnh Sóc Trăng đã đề xuất Bộ NN & PTNT ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng tôm – lúa trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2021-2025 với quy mô 17.000 ha đất. Tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, dự án sẽ xây dựng mô hình thủy lợi thí điểm tại vùng nuôi tôm công nghệ cao huyện Trần Đề với quy mô 300 ha, tổng vốn đầu tư 232 tỷ đồng.
nuôi tôm nước lợ

Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm chi tiết các sản phẩm khoáng chất nuôi tôm tại đây. Hay liên hệ số Hotline 0916 622 015 để được tư vấn vầ hỗ trợ.
Nguồn  Báo Nông nghiệp Việt Nam. 03 tháng 8 năm 2021

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top