Đồng Nai xây dựng hơn 8.7 nghìn ha nuôi con tôm theo tiêu chuẩn VietGap

Với diện tích nuôi thủy sản hơn 8.7 nghìn ha Đồng Nai là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Đặc biệt, để phát triển nuôi con tôm theo hướng an toàn và bền vững, tỉnh đã lựa chọn và xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Giảm diện tích nuôi trồng, tăng giá trị

Năm 2019, giá trị sản phẩm thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,42% so với năm 2018, sản lượng thủy sản ước khoảng 64.180,9 tấn, trong đó, sản lượng khai thác giảm 21,62%; sản lượng nuôi trồng tăng 7,04% so với năm 2018.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, để phát triển ngành thủy sản theo hướng an toàn, bền vững, tỉnh đã ban hành Đề án “Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”. Trong năm 2019, tỉnh đã triển khai hàng loạt các hoạt động, như: khảo sát, đánh giá chất lượng, khả năng sinh trưởng và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi hàu tại huyện Nhơn Trạch. Đáng chú ý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện triển khai xây dựng 8 vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với các sản phẩm: tôm càng xanh, tôm thẻ, cá tra và cá lóc, cá rô đồng tại các xã Trà Cổ (huyện Tân Phú); Phú Ngọc (huyện Định Quán); Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu) và Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch)…

Tại 8 vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích nuôi trồng là 140,02 ha và 3.400m3 bè, tổng sản lượng là 9150 tấn/năm, góp phần ổn định sản lượng sản phẩm thủy sản VietGAP có mặt trên địa bàn tỉnh khoảng 14,14%. Trong năm 2020 có thêm 03 vùng nuôi tại các xã Mã Đà, Phú Ngọc và Sông Ray với diện tích là 17,3ha và 25.760m3 lồng/bè với tổng sản lượng là 4.980 tấn được đánh giá để cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Trong đó, hơn 2.000 ha mặt nước lợ tập trung ở 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành có sản phẩm chủ lực là con tôm xuất khẩu, đây là lợi thế để ngành Thủy sản Đồng Nai có thể khai thác trong thời gian tới.

nuôi con tôm
Hệ thống nuôi trồng thủy hải sản theo tiêu chuẩn VietGap

Đặt kỳ vọng vào con tôm

Để phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Đồng Nai đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu chung là nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng thúc đẩy lĩnh vực thủy sản của tỉnh, trong đó ngành tôm phát triển mạnh theo hướng an toàn, sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, góp phần tích cực nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Để đạt mục tiêu đặt ra, định hướng phát triển của ngành tôm tỉnh Đồng Nai là phát triển các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, thân thiện với môi trường nhằm phát triển năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng cao; khuyến khích áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cụ thể, đến năm 2025, phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh tại Đồng Nai lên 45 ha, sản lượng 202 tấn; Duy trì diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 430 ha, trong đó diện tích khu quy hoạch nuôi tôm tập trung đạt 360 ha, diện tích ngoài quy hoạch 70 ha, sản lượng đạt 19.200 tấn.

Riêng đối với con tôm nước lợ đã xuất hiện những tín hiệu tích cực không chỉ ở mức tăng sản lượng mà còn ở cách thức phát triển. Để giảm rủi ro với cách nuôi phụ thuộc tự nhiên, nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm, người dân đã dần chuyển đổi từ cách nuôi truyền thống sang việc ứng dụng công nghệ cao để phát triển bền vững.

Khoáng cho tôm Việt An
Ứng dụng công nghệ cao trong việc nuôi trồng con tôm đạt hiệu quả bền vững

Từ năm 2016, một số hộ dân đã bắt đầu liên kết với danh nghiệp, phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao. Kết quả đạt được ngoài mong đợi khi năng suất cao hơn gấp nhiều lần cách nuôi truyền thống. Mặc dù thu hẹp diện tích nuôi, nhưng nhờ nuôi đúng kỹ thuật, tôm nhanh lớn hơn, mật độ thả giống dày hơn, năng suất cao hơn và số vụ nuôi một năm cũng tăng gấp 2 lần. Chính vì vậy, với mô hình này, người nuôi sẽ tăng được lợi nhuận và quan trọng hơn là họ không còn phải lo lắng về dịch bệnh.

Theo Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, 9 tháng đầu năm 2019, tổng diện tích nuôi thủy sản ở địa phương trên 1.900ha, trong đó, phần lớn diện tích là nuôi tôm nước lợ, tập trung nhiều ở các xã: Phước An, Đại Phước, Phú Hữu, Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch. Ông Nguyễn Văn Nhân, cán bộ Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch cho biết: “Nếu trước đây, nuôi tôm theo phương pháp truyền thống, trên diện tích 01 ha, nông dân sẽ dành 70% diện tích nuôi và 30% diện tích còn lại dùng để xử lý nước. Song bằng phương pháp nuôi công nghệ cao hiện nay thì hoàn toàn ngược lại, nông dân sẽ dành đến 70% diện tích để xử lý nước nguồn nước và chỉ nuôi trên diện tích 30%”.

con tôm
Sử dụng các khoáng chất, khoáng tạt để phát triển môi trường tốt nhất cho tôm

Với sự chuyển đổi này, năng suất tôm mỗi vụ thu hoạch cao gấp 3-4 lần so với nuôi ao đất, trung bình mỗi năm, mô hình này có thể nuôi được 4 vụ thay bằng 2 vụ như cách nuôi truyền thống. Rủi ro dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.

Từ khi áp dụng mô hình nuôi theo hướng công nghệ cao, hiệu quả mang lại khá rõ rệt. Từ vài hộ ban đầu, nay đã có gần 3 chục hộ nuôi tôm công nghệ cao, diện tích nuôi tăng lên 56,5ha, lợi nhuận ước đạt gần 2 tỷ đồng/ha.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng đã ký quyết định phê duyệt Dự án Quy hoạch chi tiết khu nuôi thủy sản tập trung tại huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Khu nuôi thủy sản tập trung này có diện tích hơn 700ha, trong đó, khu nuôi tôm nước lợ có diện tích 682ha và khu nuôi hàu là 21ha với tổng kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật toàn khu là hơn 226 tỷ đồng, trong đó, bao gồm nguồn vốn ngân sách Nhà nước và từ các thành phần kinh tế khác.

Dự án sẽ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các tiêu chuẩn mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm hàng hoá có chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn, đồng thời tổ chức lại sản xuất và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và tình trạng mực nước biển dâng.

Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm chi tiết các sản phẩm khoáng chất nuôi tôm tại đây. Hay liên hệ số Hotline 0916 622 015 để được tư vấn vầ hỗ trợ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top