Contents
Nuôi Tôm trong mùa nắng nóng quả là rất khó khăn cho người nông dân. Mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến con người và vật nuôi. Đặc biệt đối với động vật thủy sản như tôm – là động vật bậc thấp, biến nhiệt, lại có sức đề kháng kém, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường.
Khi nhiệt độ tăng cao và kéo dài làm thay đổi các chỉ số của môi trường ao nuôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tôm chết hàng loạt gây thiệt hại kinh tế khi không có những biện pháp quản lý chăm sóc kịp thời và hiệu quả.
Mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến con người và vật nuôi.
Các triệu chứng nguy hiểm khi nuôi Tôm trong mùa nắng nóng:
Đối với tôm nuôi, khi thời tiết nắng nóng kéo dài, tôm sẽ bị thiếu ôxy về đêm, bằng cách nhận biết như: tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước, một số con yếu sẽ bơi lên mặt, nếu gặp lúc tôm đang lột xác thì sẽ nguy hiểm hơn, tôm sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt do tôm bị chết…
Đồng thời, vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều, điều này biểu hiện qua các hiện tượng nước phát sáng, tôm bị đứt râu, đường ruột không tốt, phân lỏng, xốp, phân trắng… và hiện tượng tảo bị tàn rất nhanh, có nhiều bọt không tan khi chạy quạt, cuối gió có nhiều váng bọt dơ bẩn, trong nước có nhiều hạt lơ lửng,… nó sẽ cản trở tôm ăn không mạnh, ăn không lên lượng, nếu kéo dài sẽ làm tôm ốp, chậm lớn.
Để tránh hiện tượng này, người nuôi cần:
– Giữ ao với mực nước cao hơn 1,3m và nồng độ ôxy luôn cao hơn 4 ppm.
– Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua việc kiểm tra, hoặc lặn đánh giá tỷ lệ sống để ước lượng thức ăn chính xác.
– Quản lý đáy sạch không bị nhớt, màu nước ổn định, độ trong khoảng 20 – 25 cm, trong nước ít chất lơ lửng, ít bọt.
– Tăng cường vitamin, đặc biệt là Vitamin C, khoáng chất… bổ sung vào thức ăn.
– Đáy thường xuyên và tăng cường thay nước vào ban đêm.
– Diệt khuẩn và nước cấp khi phát hiện nước bẩn, tôm nhiễm bệnh.
– Thường xuyên tiếp xúc, nắm bắt thông tin diễn biến của bệnh để có biện pháp phòng tránh phù hợp.
– Người nuôi nên san thưa mật độ nuôi trong lồng, tách những cá thể tôm nhiễm bệnh nuôi riêng, cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, không để hàu, hà…
– Cần che nắng cho ao nuôi tôm để giúp giảm nhiệt độ và tôm nhanh lớn trong mùa nắng nóng, đồng thời hạn chế tảo xuất hiện. Che nắng cho ao nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho tôm phát triển nên chọn loại lưới có độ che nắng 60% là thích hợp.
– Bên cạnh mái che, bà con nên đầu tư thêm quạt gió. Tăng thời gian hoạt động trong ngày để nước luôn lưu thông; tránh hiện tượng phân tầng nước. Bổ sung men vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm chi tiết các sản phẩm khoáng chất nuôi tôm tại đây. Hay liên hệ số Hotline 0916 622 015 để được tư vấn vầ hỗ trợ.