Contents
Bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách sẽ quyết định đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt là những ao nuôi có độ mặn thấp cần bổ sung khoáng chất để đạt được sản lượng mong muốn. Ở bài viết này, Khoáng Việt An sẽ cùng bà con đi tìm hiểu tổng quan về khoáng chất cũng như cách bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách nhất.
Vai trò của khoáng trong nuôi tôm
Khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và giai đoạn lột xác của tôm nuôi. Thông thường, những khoáng chất được hấp thụ qua thức ăn và môi trường nước, chúng có nhiều chức năng sinh lý có tác dụng duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu.
Khoáng được chia ra làm hai loại chính: Khoáng vi lượng cho tôm (Cu, Fe, Ni, Mn) và khoáng đa lượng cho tôm (Ca, L, Mg, P). Những khoáng tạt ao tôm như Ca, Cu, Mg, K, Zn, P,… rất quan trọng đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới cho tôm.
Nhu cầu khoáng chất cho tôm
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được bà con chú trọng và kịp thời. Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng và tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn tăng trưởng và theo từng loại khoáng. Chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, lột xác liên tục, thả nuôi với mật độ cao nên nhu cầu khoáng là rất cao.
Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.
- Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.
- Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm.
Bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú
Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng các yếu tố về khoáng vẫn trong khoảng tối ưu và tỉ lệ thích hợp thì không cần phải bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu. Tuy nhiên, do tác động từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm mất đi một lượng khoáng cần thiết cho tôm. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi hàm lượng nước trong ao.
Việc bổ sung khoáng cho tôm sú ăn và tôm thẻ còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu của các loại khoáng này ở môi trường nước. Người nuôi tôm nên lựa chọn các loại khoáng tinh thể, có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường nước hoặc tốt nhất nên trộn thức ăn cho hiệu quả cao hơn. Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10 – 12 giờ, giai đoạn này oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ.
Bên cạnh đó, khi thấy tôm có dấu hiệu mềm vỏ, khó lột xác thì cần tạt vôi bột xuống ao kết hợp với việc trộn khoáng vào thức ăn để khắc phục hiện tượng này.
Vì vậy tôm cần tái tạo “áo giáp” nhanh nhất và có cấu trúc chắc chắn. Thường xuyên bổ sung khoáng Pentomin đặc biệt thời điểm tôm lột xác là một trong những giải pháp căn cơ giúp tôm nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên
- Hàm lượng khoáng chất tự nhiên trong nước sẽ giảm theo độ mặn.
- Hàm lượng khoáng chất trong ao đất sẽ giảm đi sau mỗi vụ nuôi.
- Nguồn nước từ giếng khoan trong lòng đất thiếu hụt rất nhiều khoáng chất và bị mất cân bằng khoáng
- Mật độ nuôi tôm càng cao thì thì nhu cầu khoáng chất cao và thường xuyên
- Các loại Muối khoáng Công nghiệp sử dụng trong nông phân bón nông nghiệp: MgSO4, MgCl2, CaCl2, KCl,…. cung cấp khoáng đa lượng nhanh, nhưng không bền và Tôm khó hấp thụ. Nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến môi trường không ổn định.
- Khoáng cũng rất cần thiết cho tảo và Tảo Silic ( tảo khuê) cần nhu cầu khoáng Silicat rất lớn để phát triển.
Khoáng Pentomin là sản phẩm khoáng tổng hợp được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Tôm Việt An. Người nuôi tôm quan tâm và muốn sử dụng sản phẩm có thể liên hệ qua số hotline 0916 622 015 để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia. Tham khảo thêm tại khoangvietan.com.