Giải pháp mới cho người Nuôi Tôm độ mặn thấp trong mùa mưa.

Nuôi Tôm độ mặn thấp trong mùa mưa là nỗi ám ảnh của người nuôi Tôm khiến Tôm luôn bị thiếu khoáng. Tôm thẻ chân trắng thích ứng rất tốt với môi trường có độ mặn thấp. Điển hình về nuôi Tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt là Trung Quốc. Theo khảo sát của Liao & Chien thì 50% sản lượng Tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc đến từ các vùng nước ngọt. ( PGS TS Hoàng Tùng – Thực hành nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng hiệu quả bền vững)

  1. Nuôi Tôm độ mặn thấp, đặc biệt ở Việt Nam với thổ nhưỡng bắt buộc người Nuôi tôm phải thích nghi với điều này:

  • Ở Việt Nam trong những năm gần đây rất nhiều vùng nước ngọt nuôi cá, trồng lúa không hiệu quả đã chuyển sang nuôi Tôm thẻ chân trắng hoặc Tôm càng xanh cho kết quả rất tốt như:  Đồng Tháp, Long An, Kiên giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…
  •  Diện tích đất bị xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng mở rộng.
  • Nuôi tôm trong môi trường nước ngọt có ưu điểm là Tôm ít bị bệnh, tôm sinh trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên chỉ phù hợp nuôi Tôm ở mật độ thấp  từ 30 – 80 con / m2 và nuôi ao đáy đất.

    Nuôi Tôm độ mặn thấp
    Diện tích đất bị xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng mở rộng.

    2. Nuôi Tôm trong điều kiện nước ngọt hay nuôi tôm độ mặn thấp thì vấn đề quan trọng nhất chính là cung cấp đầy đủ khoáng chất cho Tôm và môi trường.

Hàm lượng khoáng chất trong nước ngọt thấp hơn rất nhiều so với nước biển tự nhiên. Người nuôi Tôm luôn luôn tìm các giải pháp bổ sung khoáng chất để môi trường ao nuôi có được các thành phần khoáng chất giống với nước biển tự nhiên.

Tuy nhiên dấu hiệu Tôm thiếu khoáng chất vẫn thường xuyên xẩy ra đặc biệt là khi Tôm lớn vào giai đoạn lột xác hoặc mỗi khi trời mưa lớn: Tôm lột hay bị dính chủy đầu, mềm vỏ, cong thân đục cơ, sắc tố không sáng bóng và xuất hiện các đốm đen li ti trên toàn vỏ tôm. Nếu bị nặng Tôm sẽ rớt cục thịt sau mỗi lần lột xác hoặc sau mỗi đợt mưa lớn, tôm dễ bị cảm nhiễm bệnh gan hoặc nhiễm khuẩn.

Đa phần người nuôi tôm trong vùng độ mặn thấp thường bổ sung muối hạt và các khoáng nguyên liệu công nghiệp đa lượng như: Ca, Mg , K, P,  … Tuy nhiên hiện tượng Tôm bị thiếu khoáng vẫn không được khắc phục rõ rệt mặc dù liều lượng sử dụng cao hơn rất nhiều liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nuôi tôm độ mặn thấp
Tôm thiếu khoáng chất vẫn thường xuyên xẩy ra đặc biệt là khi Tôm lớn vào giai đoạn lột xác hoặc mỗi khi trời mưa lớn

Đặc biệt đối với những ao đáy đất cũ đã nuôi nhiều vụ khi hàm lượng khoáng chất tự nhiên trong đất bị mất dần qua mỗi vụ nuôi. Chi phí sử dụng khoáng chất nhiều nhưng vẫn không hiệu quả. Vậy tại sao Tôm lại không hấp thụ được các khoáng chất bổ sung mặc dù mật độ nuôi không cao?  Vấn đề ở đây liên quan đến 2 yếu tố chủ yếu đó là:

+ Mức độ hấp thụ các khoáng công nghiệp được bổ sung cho Tôm không cao.

+ Mất cân bằng các khoáng chất Vi lượng và đa lượng trong nước ao nuôi: Chúng ta thường chỉ quan tâm đến tỷ lệ các khoáng đa lượng như Na, Mg, Ca, K, P, … mà không để ý hoặc không đo được hàm lượng khoáng vi lượng có trong nước ao nuôi. Các loại khoáng vi lượng này mặc dù Tôm cần nhu cầu rất ít nhưng chúng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích hoạt các chuỗi phản ứng để Tôm hấp thụ khoáng chất tạo vỏ mới.

3. Khoáng mặn MA KA  – “Nước ót siêu cố đặc” là sản phẩm Đặc biệt chuyên sử dụng cho nuôi Tôm ở độ mặn thấp và nuôi Tôm trong mùa mưa của Công ty TNHH Tôm Việt An.

+ MA KA: Được cô đặc từ nguồn nước ót có độ mặn trên 300 phần ngàn tại Vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận ( Nước biển tại khu vực này có hàm lượng khoáng chất cao nhất Việt Nam).

+ MA KA: Được sản xuất và phân phối duy nhất bởi công ty TNHH Tôm Việt An –  Không có sản phẩm tương tự trên thị trường.

+ MA KA: Cung cấp muối khoáng Đa lượng  K +, Mg2+ và các muối khoáng Vi lượng tự nhiên  ở dạng ion hòa tan giúp Tôm dễ hấp thụ hơn các loại muối khoáng công nghiệp khác.

+MA KA: Giúp cân bằng các khoáng chất đa lượng và vi lượng trong nước ao nuôi, tiết kiệm chi phí sử dụng khoáng do giảm lượng muối khoáng công nghiệp sử dụng.

+ MA KA: Khắc phục hiện tượng Tôm thiếu khoáng trong mùa mưa và ao nuôi độ mặn thấp như: Hiện tượng mềm vỏ, đốm đen li ti trên vỏ Tôm, tôm rớt cục thịt.

nuôi tôm độ mặn thấp
MA KA – “Muối khoáng tự nhiên từ Biển” –  Sản phẩm không thể thiếu cho nuôi Tôm độ mặn thấp và mùa mưa.

MA KA – “Muối khoáng tự nhiên từ Biển” –  Sản phẩm không thể thiếu cho nuôi Tôm độ mặn thấp và mùa mưa.

Xem Thêm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện