Top 4 nguyên nhân hàng đầu khiến Tôm bị đục cơ

Tôm bị đục cơ là một loại bệnh về tôm xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Một trong các biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi tôm bị đục cơ là  phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được. Khị bị nhiễm bệnh tôm sẽ chết ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Sau đây Tôm Việt An xin chia sẻ cho mọi người 4 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tôm bị đục cơ như sau:

1. Tôm bị đục cơ do nhiễm virus IMNV

Hiện tượng tôm đục cơ thường xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn tương đối cao (từ 25 – 35%). Nguyên nhân gây bệnh là do vi bào tử trùng (EHP) hoặc do virus IMNV gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% tôm trong ao nuôi.

2. Tôm bị đục cơ do nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến tôm , nhất là tôm thẻ chân trắng, khả năng nhiễm bệnh đục cơ cũng cao hơn. Chúng ta có thể thấy rõ khi nhấc nhá, vó kiểm tra vào ban ngày. Lúc này, tôm gặp nhiệt độ cao đuôi tôm sẽ uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Tôm bị đục cơ có màu sắc trắng đục, có màu khác thường sẽ chết sau một khoảng thời gian ngắn sau đó.

Mặt khác, hiện tượng đục cơ cũng có biện pháp để hạn chế là không sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm trong ao khi thời tiết nắng nóng.

3. Tôm bị đục cơ do sang, chuyển ao

Khi kéo lưới để thu hoạch hay thay nước nuôi tôm. Việc thay đổi môi trường nước khiến tôm khó dễ dàng thích ứng với môi trường mới. Khả năng miễn dịch kém khiến cho tôm dễ mắc bệnh, một số con sẽ bị sốc và một phần cơ của sẽ bị trắng đục. Những con bị nặng sẽ chết, những con bị nhẹ nếu hồi phục thì phải mất vài ngày. Trước khi sang, chuyển ao, mọi người nên chú ý đến sức khỏe tôm trước khi quyết định.

tôm bị đục cơ
Chuyển ao gây ảnh hưởng tới môi trường sinh sống của Tôm, khiến Tôm dễ bị đục cơ

Lưu ý: Nên lắp đủ các dàn quạt khí để đáp ứng cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. Vì lượng oxy trong ao cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe nuôi tôm.

4. Tôm đục cơ do thiếu chất

Việc thiếu khoáng chất gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Phải bổ sung thật nhiều khoáng chất cho tôm vì Tôm không có hệ thống miễn Dịch đặc hiệu giống như cá và các loài vật nuôi trên cạn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, Người nuôi chỉ có thể áp dụng các Giải pháp tổng hợp để nâng cao hệ thống Miễn Dịch tự nhiên cho Tôm, trong đó cung cấp đầy đủ khoáng chất cho Tôm nên được ưu tiên hàng đầu.
Tôm bị đục cơ là một căn bệnh nguy hiểm mà thiệt hại do bệnh gây ra là tương đối lớn lên kinh tế. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho quý khách thêm nhiều kiến thức hữu ích và đón chờ các giải pháp dành cho tôm bị đục cơ.

tôm bị đục cơ
TÔM VIỆT AN – Khoáng chất tự nhiên cho nuôi Tôm

Tôm Việt An mong muốn mang đến những sản phẩm, giải pháp hiệu quả cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.  Hướng đến xây dựng ngành nuôi trồng thủy sản sạch và bền vững, giúp người nuôi Tôm Việt sẽ An tâm trong mỗi mùa vụ nuôi. Kết nối những con người giá trị – Giải pháp giá trị – Sản phẩm giá trị.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top