Contents
Sau khi thả tôm nuôi trực tiếp trong mô hình nuôi ao đất hay công nghiệp, thì việc theo dõi sức khỏe tôm trong giai đoạn tôm 25 ngày đầu cũng hết sức là quan trọng. Do đó, bà con cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Vậy trong 25 ngày đầu thả nuôi cần lưu ý những gì, hãy cùng Khoáng Việt An tìm hiểu về vấn đề này.
1. Phèn
Giai đoạn thả tôm 25 ngày tuổi thì yếu tố phèn trong ao bà con cần hết sức lưu ý, đặc biệt là mô hình nuôi ao đất không để phèn vượt ngưỡng cho phép > 1.0 mg/l.
Phèn sẽ tác động xấu đến môi trường nước và sức khỏe của tôm, trong giai đoạn tôm còn nhỏ phèn sẽ ảnh hưởng làm giảm chức năng gan của tôm, tôm dễ mắc các bệnh về gan: tụy: gan ngã màu vàng, teo gan, mờ, sưng,…
Ao bị nhiễm phèn hàm lượng Ca, Mg trong nước giảm làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ.
Phèn trong ao cao dẫn đến pH giảm thấp làm ngăn cản việc hấp thu khoáng Na+, K+ trong môi trường nước làm tôm thiếu các dưỡng chất khoáng chất cần thiết dẫn đến tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ và chết đặc biệt đối với tôm còn nhỏ làm tỷ lệ hao hụt cao.
Hợp chất phèn lơ lững trong nước bám vào thân, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, cản trở hô hấp của tôm, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác.
Ao bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi làm tảo chậm phát triển, mất tảo, nước trở nên trong ảnh hưởng đến gan tôm.
2. Mất tảo (mất màu nước)
Màu nước có vai trò là mái che bảo vệ tôm nuôi tránh những tác động bên ngoài, hạn chế ánh sáng trực tiếp của mặt trời, giữ ổn định nhiệt độ nước ao nuôi. Là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi, quá trình quang hợp của tảo giúp gia tăng hàm lượng oxy hòa tan cho ao, giúp tôm giảm stress.
Sau khi thả giống vài ngày ao có hiện tượng mất tảo, màu nước đột ngột mất màu hoặc chuyển màu, có màu lạ, nước không còn màu vàng nâu (màu nước trà) của tảo khuê hay màu xanh nhạt của tảo lục, nước trở nên trong nhìn thấy đáy ao. Nếu không xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện cho lab-lab, rong đáy phát triển làm biến động lớn đến pH và kiềm trong ao, tôm bị thiếu oxy, stress, dễ mắc bệnh. Đặc biệt khi màu nước không ổn định, biến động sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của gan tôm, tôm dễ mắc các bệnh về gan tụy.
3. Quản lý lượng thức ăn
Giai đoạn 25 ngày tuổi người nuôi khó có thể đánh giá được tỷ lệ sống của tôm trong ao và cũng không đánh giá được sức ăn của tôm khi còn nhỏ, do giai đoạn này chưa thể canh nhá để điều chỉnh lượng thức ăn.
Cho tôm ăn thừa giai đoạn đầu có thể thúc đẩy tôm tăng trưởng nhanh trong thời gian đầu, do chất lượng nước còn tốt. Tuy nhiên, khi lượng thức ăn thừa, chất thải được tích lũy nhiều, môi trường bị biến động, ao nuôi bị ô nhiễm, dễ phát sinh khí độc và dễ gây bệnh cho tôm ngay sau một tháng nuôi.
Cho tôm ăn thiếu thức ăn trong thời gian dài sẽ làm tôm chậm lớn, thiếu dinh dưỡng, hạn chế khả năng lột xác, tôm tranh giành thức ăn lẫn nhau dẫn đến hiện tượng so le, phân đàn.
Giai đoạn tôm 25 ngày tuổi bà con chia nhỏ số lần cho ăn từ 4 – 5 cữ/ngày để tôm có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Giai đoạn này cho ăn bằng tay để điều chỉnh hạn chế thức ăn dư thừa và tôm đói có thể tiếp cận với thức ăn.
Giai đoạn tôm 25 ngày tuổi chưa thể canh nhá để điều chỉnh thức ăn, giai đoạn này tôm còn nhỏ sau khi cho ăn mất khoảng 2-3 giờ tôm mới tiêu hóa hết thức ăn bà con cần kiểm tra dựa vào quan sát đường ruột của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn. Nếu sau khi cho ăn 3 giờ kiểm tra đường ruột của tôm màu đen có nghĩa là tôm đang ăn đủ hoặc thiếu có thể tăng lượng thức ăn cho cử ăn tiếp theo. Nếu đường ruột tôm có màu thức ăn nghĩa là đang dư thức ăn, cần điều chỉnh giảm lượng thức ăn ở cử ăn tiếp theo.
4. Phòng ngừa bệnh gan tụy
Gan tụy là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của tôm: hấp thu dự trữ các chất dinh dưỡng, tổng hợp và tiết ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn, chức năng giải độc – tạo máu và miễn dịch,…
Gan tôm khỏe thì tôm mới khỏe mạnh và tăng trưởng phát triển tốt, tuy nhiên ở giai đoạn 25 ngày tuổi bệnh gan trên tôm đang rất phổ biến nếu để môi trường có nhiều biến động, tôm bị stress, xuất hiện vi khuẩn Vibio trong ao,…
5. Kiểm soát các chỉ số môi trường nước
Đo kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao thường xuyên, hạn chế sự thay đổi môi trường đột ngột gây sốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
- pH thích hợp: 7.5 – 8.3
- Kiềm thích hợp từ : 120 -180mg/l
- Khí độc không có.
- Các chỉ tiêu khác như Canxi, Magiê, Kali thì tùy theo độ mặn ao nuôi đảm bảo tỉ lệ: 1:3:1
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp người nuôi tôm biết thêm thông tin trước những vấn đề xấu xảy ra cho ao nuôi, hạn chế thiệt hạn đến mức thấp nhất. Qúy khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm khoáng tự nhiên hay giải pháp nuôi tôm có thể bấm tại đây hay liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0916.622.015 để được tư vấn và hỗ trợ.