6 sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng trong vụ nuôi tôm

Nội dung tin đăng Tướng quân Sơn

Một số sai lầm phổ biến trong nuôi tôm là không chọn tôm giống chất lượng cao, nuôi tôm với mật độ quá dày, nuôi không đúng kỹ thuật, không chú ý đến chế độ ăn cho tôm và lạm dụng vôi, thuốc, hóa chất.

Sai lầm khi chọn tôm giống:

Người nuôi không có kinh nghiệm chọn tôm giống hoặc không trực tiếp đi chọn giống, mua tôm giống giá rẻ hoặc những cơ sở không được kiểm định chất lượng và kiểm dịch. Việc lựa chọn tôm giống kém chất lượng cũng gây ra những hậu quả không tốt cho quá trình nuôi sau này.

Sai lầm trong chế độ ăn cho tôm:

Việc thiếu oxy và men tiêu hóa khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ thức ăn ở tôm trở nên khó khăn. Nó cũng làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và chi phí nuôi. Không cung cấp đủ lượng khoáng chất và vitamin có thể làm suy yếu sức đề kháng của tôm.

Nuôi với mật độ quá cao:

Mật độ của tôm nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của tôm. Tôm nuôi ở mật độ thấp có tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống cao hơn so với nuôi ở mật độ cao. Khi nuôi tôm với mật độ quá cao mà không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn, hệ số chuyển hóa thức ăn cao, hao hụt nhiều do thiếu ôxy hòa tan, là yếu tố có thể làm cho vụ nuôi bị thất bại.

Không tuân thủ kỹ thuật nuôi:

Định hướng quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm là việc làm hết sức quan trọng, quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của tôm và tác động đến môi trường nuôi. Để hạn chế những sự cố có thể xảy ra trong quá trình nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cần tuân thủ thực hiện các khâu kỹ thuật như chuẩn bị, cải tạo ao, phương pháp cho ăn, phòng bệnh chủ động cho tôm nuôi…

Chế độ dinh dưỡng không được quan tâm đúng mức:

Trong môi trường công nghiệp với mật độ cao, hàm lượng ôxy hòa tan khó đảm bảo tối ưu thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số chuyển đổi thức ăn, quyết định chi phí nuôi tôm.

Thực tế áp dụng cho thấy, việc bổ sung thêm men tiêu hóa, vi sinh sẽ tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Cùng đó, một số sản phẩm khoáng vi lượng và các loại vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm, là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho tôm nuôi. Tuy nhiên, hiện nhiều người nuôi vẫn không chú ý đến nhu cầu và chế độ bổ sung các hàm lượng dinh dưỡng cho tôm.

Lạm dụng vôi:

Việc sử dụng vôi trong nuôi tôm cần tuân theo các hướng dẫn trên bao bì và hướng dẫn nuôi. Lạm dụng vôi có thể làm tăng Ca2 + và loại bỏ vi sinh vật có lợi trong ao. Theo Vietlinh, điều này khiến tôm kém phát triển. Khi chuẩn bị ao nuôi, bà con nên đo độ pH của đất và sử dụng một lượng vôi vừa đủ. Trong quá trình nuôi, căn cứ vào tình hình thực tế môi trường ao nuôi, định kỳ bón vôi với liều lượng phù hợp để duy trì chất lượng nước.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp người nuôi tôm biết thêm thông tin trước những vấn đề xấu xảy ra cho ao nuôi, hạn chế thiệt hạn đến mức thấp nhất. Qúy khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm khoáng tự nhiên hay giải pháp nuôi tôm có thể bấm tại đây hay liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0916.622.015 để được tư vấn và hỗ trợ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top