Contents
Hệ thống miễn dịch trong Tôm không đặc hiệu giống như cá và các loài vật nuôi trên cạn (không có cơ chế để tiêm vaccine) cho nên vấn đề phòng bệnh và kiểm soát dịch bệnh khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Người nuôi Tôm chỉ có thể áp dụng các giải pháp tổng hợp để nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên cho Tôm.
1. Chọn giống tốt để tăng miễn dịch cho các lứa sau:
Đối với vùng nuôi khó khăn thường xuyên bị dịch bệnh, nguồn nước không chủ động hoặc mùa nghịch,… thì nên ưu tiên chọn giống thích nghi cao, để đạt miễn dịch cao cho các mối sau.

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho tôm đặc biệt là giai đoạn đầu tiên sau khi thả giống:
Trong giai đoạn đầu khi mới thả tôm giống, việc cho ăn đúng quy tắc là vô cùng quan trọng. Cần tuân thủ quy tắc chung về chất lượng, địa điểm, thời gian. Vì thế, cho tôm mới thả nên bổ sung các thức ăn công nghiệp, đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng, men, vitamin C, E, dầu mực.

3. ” Nuôi nước tốt” để đạt hiệu quả cao trong miễn dịch Tôm :

4. Tôm thuộc lớp giáp xác đã tồn tại và thích nghi phát triển thích hàng triệu năm ngoài tự nhiên:
Vỏ tôm được ví giống như lớp áo giáp (tuyến phòng thủ đầu tiên và quan trọng nhất) Tôm rất dễ bị bệnh nếu như vỏ tôm bị tổn thương vào thời điểm Tôm dễ bị bệnh nhất chính là lúc Tôm lột xác thay lớp “ áo giáp” để lớn lên… Vì vậy tôm cần tái tạo “áo giáp” nhanh nhất và có cấu trúc chắc chắn. Thường xuyên bổ sung khoáng chất đặc biệt thời điểm tôm lột xác là một trong những giải pháp căn cơ giúp tôm nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên.
Các mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao ( > 200 con/ m2) thì giữa thời gian bổ sung khoáng chất vào môi trường nuôi càng ngắn, dao dộng từ 2 – 3 ngày. Càng về cuối vụ nuôi thì cần phải tăng lượng khoáng chất sử dụng . Tôm hấp thụ khoáng chất mạnh nhất vào khoảng 2 – 4 giờ sáng. Chính vì vậy người nuôi tôm nên bổ sung khoáng chất vào môi trườn trước đó khoảng 3 – 4 giờ.